Du lịch Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cho bạn. Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng
Thiết kế là yếu tố quan trọng góp phần
vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế
biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông
thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30%
dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu
văn phòng.
- Khu dành cho khách: đây là khu giúp
bạn kiếm tiền, chính vì thế đừng cắt xén nó khi thiết kế. Hãy dành thời
gian thăm càng nhiều nhà hàng càng tốt để phân tích cách bài trí của
những nhà hàng đó. Hãy quan sát thái độ của những khách hàng tới ăn, họ
phản ứng ra sao với những cách bài trí đó? Chúng tiện lợi hay không?
Phân tích những cái hay và dở để rút kinh nghiệm.
Cách thiết kế khu dành cho khách phụ
thuộc vào quan niệm của bạn. Thống kê cho thấy 40 - 50% khách hàng tới
theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người
trở lên. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người
và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này
giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác
nhau.
- Khu chế biến: Các khu chế biến trong
nhà hàng thường rơi vào tình trạng thiết kế không hiệu quả. Hãy nắm rõ
thực đơn trong đầu để xác định từng yếu tố trong khu vực chế biến. Bạn
cũng cần khu vực dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu,
rửa chén bát, khu đựng rác, thuận lợi cho nhân viên và khu dành cho văn
phòng.
Hãy sắp xếp khu chế biến thức ăn sao
cho chỉ cách khu nấu nướng vài bước chân. Cách thiết kế của bạn cũng nên
cho phép hai đầu bếp hoặc nhiều hơn cùng làm khi có nhiều khách.
Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn
không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách - ấm cúng - tiện dụng. Nếu
bạn tạo được một không gian vì khách hàng nhiều nhất thì đó là phương án
thiết kế tốt nhất cho bạn. Hầu hết những chủ đầu tư luôn muốn nhà hàng
của mình phải chứa được thật nhiều khách, điều đó đồng nghĩa với việc
kiến trúc sư buộc phải thu nhỏ các không gian phụ trợ khác như: toilet,
khu bếp, khu quầy bar, khu nhân viên, khoảng trống, góc trang trí,...
Trên thực tế, một nhà hàng sẽ có không
gian đẹp hơn khi có nhiều khoảng trống hơn; do vậy không nên kê bàn ghế
quá sát nhau vì sẽ làm không gian trở nên bức bối, dễ làm khách hàng mất
đi sự riêng tư cần thiết. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ nhà hàng, ban
đầu nên kê bàn ghế với mật độ vừa phải vì thời gian đầu bạn chỉ có thể
đạt được 50-70% công suất kinh doanh thực tế; sau 3 - 6 tháng kinh doanh
tốt bạn mới nên tăng thêm số chỗ ngồi nếu cần.
Bước 6: Lên thực đơn
Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ
uống mà nhà hàng của bạn hiện có, được đưa ra để khách hàng lựa chọn.
Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đến trẻ em nếu khách hàng mục tiêu của
bạn bao gồm cả đối tượng này, ví dụ như thiết kế một số món với khẩu
phần nhỏ hơn để hấp dẫn các em nhỏ.
Thực đơn có xu hướng ngày càng dài và
điều này chỉ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy sắp xếp các món theo
mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với
thực đơn ngắn gọn nhất.
Những quy định về an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng
đầu khi bạn dấn thân vào việc kinh doanh nhà hàng. Bạn cần tìm hiểu về
những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực
hiện cho đúng. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu bạn để khách
hàng của mình bị ngộ độc, ngoài ra bạn còn phải trả chi phí điều trị
không nhỏ cho khách hàng.
Đăng nhận xét