Du lịch Việt Nam xin chia sẻ với bạn đọc kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng. Xác định thị trường mục tiêu
Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn
hóa đã làm thay đổi nhu cầu ăn uống của khách hàng, do đó đòi hỏi phải
nâng ẩm thực lên tầm nghệ thuật. Khách hàng đang đòi hỏi ngày càng cao
sự sáng tạo của đầu bếp, cung cấp nhiều món ăn mới lạ như món ăn kết hợp
nét văn hóa ẩm thực giữa phương Đông và phương Tây. Các nhà hàng sẽ
được xây dựng có tính chủ đề rõ nét như nhà hàng Việt Nam, Ý, Pháp,
Trung Hoa,...
Khách hàng của bạn xuất thân từ nhiều
tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Là người cung cấp dịch
vụ, bạn là người “làm dâu trăm họ”, cần phải đáp ứng ở mức tốt nhất mọi
yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt trên thương
trường buộc bạn phải tìm cách để chiến thắng trong cuộc đua với các đối
thủ. Phần thưởng sẽ chỉ dành cho người nào đáp ứng được tốt nhất, thậm
chí trên cả mong đợi, các nhu cầu của khách hàng. Không có một nhà hàng
nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, đó là một thực tế mà nhiều người
mới bước vào kinh doanh khó chấp nhận. Hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị
trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công.
Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ
tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh
dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc
điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh phù hợp. Ví dụ phân
đoạn theo độ tuổi:
- Thế hệ sinh từ năm 1980 trở về sau:
thế hệ này rất năng động, thích cái mới, dễ cuốn vào trào lưu, muốn
khẳng định mình và khá độc lập.
- Thế hệ sinh trong khoảng 1965-1977:
là những người đã trưởng thành, bắt đầu trầm hơn, không thích bị chú ý,
chín chắn và quan tâm tới thực chất.
- Thế hệ sinh từ năm 1946-1964: ở lứa tuổi này họ đã có một sự nghiệp ổn định, ưa thích sự sang trọng,…
Cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.
Đăng nhận xét